Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the wp-pagenavi domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/vhosts/oesr.htecom.net/httpdocs/wp-includes/functions.php on line 6114

Warning: file_exists(): open_basedir restriction in effect. File(/var/www/vhosts/oesr.htecom.net/httpdocs/wp-content/plugins/nextend-facebook-connect/providers/.htaccess/.htaccess.php) is not within the allowed path(s): (/var/www/vhosts/oesr.htecom.net/:/tmp/) in /var/www/vhosts/oesr.htecom.net/httpdocs/wp-content/plugins/nextend-facebook-connect/nextend-social-login.php on line 309

Warning: file_exists(): open_basedir restriction in effect. File(/var/www/vhosts/oesr.htecom.net/httpdocs/wp-content/plugins/nextend-social-login-pro/providers/.htaccess/.htaccess.php) is not within the allowed path(s): (/var/www/vhosts/oesr.htecom.net/:/tmp/) in /var/www/vhosts/oesr.htecom.net/httpdocs/wp-content/plugins/nextend-social-login-pro/nextend-social-login-pro.php on line 194

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the breadcrumb-navxt domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/vhosts/oesr.htecom.net/httpdocs/wp-includes/functions.php on line 6114
Cách mạng đã không xảy ra: COVID-19 thúc đẩy sự tăng trưởng của truy cập mở, nhưng preprint vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ – OESR
Notice: wp_json_file_decode(): Lỗi khi giải mã tệp tin JSON tại đường dẫn /var/www/vhosts/oesr.htecom.net/httpdocs/wp-content/themes/dsmart/resources: Syntax error in /var/www/vhosts/oesr.htecom.net/httpdocs/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: wp_json_file_decode(): Lỗi khi giải mã tệp tin JSON tại đường dẫn /var/www/vhosts/oesr.htecom.net/httpdocs/wp-content/themes/dsmart/resources: Syntax error in /var/www/vhosts/oesr.htecom.net/httpdocs/wp-includes/functions.php on line 6114

Cách mạng đã không xảy ra: COVID-19 thúc đẩy sự tăng trưởng của truy cập mở, nhưng preprint vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ

Tháng 01 năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu lan rộng, các nhà tài trợ nghiên cứu và các nhà xuất bản khoa học đã nhận ra rằng những cách thức truyền thống không còn phù hợp. Họ cần phải nhấn ga tăng tốc để đáp ứng nhu cầu thông tin mà sẽ giúp làm chậm lại dịch bệnh.

Qũy Wellcome, một trong những nhà tài trợ nghiên cứu lớn nhất đã đưa ra lời kêu gọi thay đổi mô hình kinh doanh xuất bản. Lời kêu gọi này nhấn mạnh rằng các tăng giả nên đăng tải các bản thảo về COVID-19 lên các nền tảng tiền xuất bản (preprint) và nên chia sẻ các bộ dữ liệu nhanh chóng nhất có thể. Các nhà xuất bản cũng nên để các bài báo về chủ đề này dưới dạng truy cập mở, để người đọc có thể ngay lập tức đọc bản toàn văn miễn phí.

Rất nhiều các nhà xuất bản, quỹ tài trợ, hiệp hội nghiên cứu hàng đầu đã ký tên đồng thuận với lời kêu gọi trên của Wellcome. Những nhóm vốn phản đối quy trình xuất bản học thuật truyền thống cũng nhân cơ hội hiếm có này để lôi lại những phàn nàn từ lâu như các bức tường trả phí khiến khoa học khó truy cập và các nhà tạp chí thường “om” các bài báo quá lâu trong quá trình phản biện đồng nghiệp. Họ mong rằng đại dịch này có thể giúp gây dựng một hệ thống xuất bản mới.

Nhưng ở thời điểm hiện tại, tức là gần 2 năm sau tuyên bố đó, hy vọng về một cuộc cách mạng toàn diện đang phai dần đi. Số lượng bản thảo preprint của các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực y khoa có cho thấy sự gia tăng, nhưng vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số các tài liệu về COVID-19. Phần lớn các tài liệu này thì đều ở dạng mở miễn phí, nhưng khả năng truy cập vào các dữ liệu đằng sau các nghiên cứu đó vẫn còn lộn xộn. Các bài báo về COVID-19 được  phản biện nhanh hơn thông thường, nhưng sự gia tăng tốc độ là không đáng kể. Bên cạnh đó, có nhiều câu hỏi đặt ra về chất lượng của những bản thảo được phản biện nhanh đó. 

Một điều rõ ràng là đại dịch này đã gây ra một cơn sốt các bài báo mới. Theo cơ sở dữ liệu Dimensions, đã có thêm hơn 530.000 bài báo được công bố, cả bởi các tạp chí lẫn trên các nền tảng tiền xuất bản. Đây là mức tăng lớn nhất trong 1 năm và là tổng số bài báo theo năm lớn nhất từ trước đến nay. Vincent Larivière (Nghiên cứu về xuất bản học thuật tại Đại học Montreal) cho rằng con số đó thật “điên rồ”. “Tất cả mọi người đều muốn có dấu ấn về COVID-19 của mình và đều viết ít nhất một cái gì đó.”

Sự phổ biến của việc sử dụng preprint trong giới học giả y khoa là một trong những yếu tố thúc đẩy sự gia tăng đó. Nhiều nền tảng chấp nhận các bản thảo trực tiếp từ tác giả, đăng tải lên chỉ vài ngày sau đó cùng với một lượt kiểm tra sơ bộ, không có vòng phản biện đồng nghiệp; phần lớn số này sau đó có xuất hiện trên các tạp chí. medRxiv là một nền tảng mới được lập vào năm 2019, và tính đến tháng Một năm 2020 mới chỉ đăng tải khoảng 200 bản thảo preprint. Cho tới tháng Năm năm 2020, nền tảng này đã có tới hơn 2000 bản thảo được đăng mỗi tháng, với ¾ số đó là về đại dịch coronavirus. Lượng truy cập vào medRxiv cũng nhảy vọt, với lượng xem abstract lên tới 6.1 triệu lần tính trong tháng Bảy năm 2020, con số này là 30.000 vào tháng Tám năm 2019. Những kêt quả từ các bản thảo preprint cũng thường được áp dụng ngay lập tức. Tin tức về việc thuốc corticoid dexamethasone có tác dụng làm giảm nguy cơ tử vong và các biến chứng nặng được đăng tải dưới dạng preprint vào tháng Sáu năm 2020. Tới tận tháng Hai năm nay, kết quả này mới được công bố trên tạp chí khoa học. Tuy vậy, các bác sĩ đã sử dụng steroid hàng tháng trời. 

Bằng việc khuyến khích preprint, các nhà nghiên cứu y khoa đã bắt kịp các nhà vật lý học – những người đã sử dụng preprint từ vài thập kỷ trước (nền tảng preprint đầu tiên – arXiv – đã bắt đầu đăng tải các bản thảo vật lý từ năm 1991).

Một nỗi lo cơ bản về preprint trong y khoa là việc thiếu sự kiểm tra, phản biện. Nhưng đại dịch cũng khiến chúng ta nhận ra rằng việc phản biện đồng nghiệp cũng không chính xác tới mức độ ấy. Nhiều bài báo về COVID-10 đã được phản biện và đăng tải trên các tạp chí danh tiếng đã bị rút lại. Nhiều nghi vấn về ngụy tạo dữ liệu đã được đặt ra về một bài báo khẳng định rằng hydroxychloroquine – một loại thuốc từng được cựu tổng thống Donald Trump ủng hộ – có hiệu quả trong điều trị COVID-19, trong khi nhiều nghiên cứu sau đó thậm chí còn chỉ ra rằng thuốc này còn gây hại tới các bệnh nhân nhiễm virus này. Larivière cho rằng “ranh giới giữa những kiến thức khoa học đã được kiểm định [tức các bài báo đã trải qua phản biện đồng nghiệp] và những kiến thức khoa học chưa được kiểm định [preprint] đã trở nên mơ hồ hơn” trong đại dịch.

COVID-19 cũng thúc đẩy một số nỗ lực tạo ra một sân chơi chung cho những bài báo preprint để chúng được phản biện nhanh chóng. Nhưng những nỗ lực đó vẫn đang dừng lại ở quy mô nhỏ. Rapid Reviews: COVID-19, một tạp chí được lập ra bởi NXB MIT vào tháng Tám năm 2020 là một trong nỗ lực đó. 

Nhưng các dự đoán ban đầu về việc preprint sẽ thống trị các tài liệu khoa học về COVID-19 và định hình lại toàn bộ giới xuất bản học thuật có vẻ như đã không trở thành sự thực. Cho tới tháng Năm vừa rồi, chỉ có khoảng 5% các bài báo về COVID-19 được công bố trên các tạp chí có phản biện đã từng được đăng tải dưới dạng preprint. Phần lớn các preprint về COVID-19 vẫn chưa được công bố trên các tạp chí có phản biện. Làn sóng preprint mạnh mẽ năm ngoái cũng đã yếu dần, với lượng đăng tải trên medRxiv hàng tháng giờ đây chỉ rơi vào khoảng 600 bản thảo (một nửa trong số đó là về COVID-19).

Trước sự bùng nổ của preprint vào năm ngoái, ban biên tập của các tạp chí truyền thống đã hứa sẽ đẩy nhanh tiến độ phản biện các bản thảo về COVID-19. Điều này đã mang tới những thành công nhất định: vào tháng Một năm 2020, số bản thảo về COVID-19 và các chủ đề liên quan có số ngày kể từ khi nộp đến lúc được chấp thuận trung bình là 130 ngày. Vào tháng Bảy năm 2020, con số này đã giảm xuống tới còn khoảng 90 ngày. 

Tốc độ đó có đi kèm với chất lượng xuống cấp? Mặc dù còn thiếu các bằng chứng toàn diện, chỉ có khoảng 0.03 nghiên cứu về COVID-19 đã bị rút lại, thấp hơn so với tỉ lệ thông thường trước đại dịch.

Serge Horbach (Đại học Aarhus, Đan Mạch) muốn đào sâu hơn. Khi phân tích sơ lược 30 phản biện của các nhà phản biện ở hai tạp chí The BMJ và eLife (2 tạp chí có đăng tải lại các nhận xét phản biện cùng với bài báo được công bố), anh nhận thấy rằng khi xem xét các bài báo về COVID-19, nhà phản biện thường không chú ý tới việc dữ liệu hay thí nghiệm đã đủ để ủng hộ cho kết luận hay chưa. Khi người phản biện có đưa ra các nhận xét để cải thiện bài báo, họ thường có xu hướng nương tay, chỉ yêu cầu tác giả thêm dữ liệu/thí nghiệm nếu như việc đó “dễ dàng” và “nhanh chóng”.

Horbach cho rằng việc đó là đáng khen ngợi khi người phản biện đã nhanh chóng thích nghi với việc cần phản biện nhanh trong cuộc khủng hoảng y tế này. Tuy vậy, nó vẫn đặt ra những câu hỏi về chất lượng bản thảo được công bố. 

Kết quả của lời kêu gọi của Wellcome về việc công bố dữ liệu miễn phí và rộng rãi cũng không thống nhất. Vào đầu năm 2020, nhiều nhà xuất bản đã bỏ toàn bộ các bản thảo về COVID-19 khỏi bức tường trả phí, và cho tới tuần vừa rồi, có 77% trong số tất cả vẫn được mở miễn phí. Con số này có cho thấy sự giảm xuống so với tháng Năm năm 2020 với 85% bài về COVID ở dạng mở, nhưng dù sao vẫn cho thấy tình trạng tốt hơn so với trước đại dịch.

Các phân tích ban đầu đều cho thấy ít sự biến chuyển tới xu hướng “dữ liệu mở”. Trong số 7000 bài preprint trên medRxiv về COVID-19 được xuất bản vào năm 2020, chỉ có tác giả của một nửa trong số đó sẵn sàng chia sẻ dữ liệu (theo một phân tích của Larivière và các đồng nghiệp).

Nhìn chung, COVID-19 vẫn giúp chỉ ra rằng, đứng trước một khủng hoảng, giới học thuật có khả năng đẩy nhanh tiến độ và hướng tới xu hướng mở. Larivière mong rằng những tiến độ như trên có thể trở thành hình mẫu và tiếp tục được sử dụng cho các khủng hoảng toàn cầu khác. Một gợi ý là khoa học khí hậu (climate science), lĩnh vực mà hiện tại chỉ có khoảng 50% số bài báo mới là ở dạng truy cập mở.

Larivière khẳng định rằng “biến đổi khí hậu là một mối nguy quan trọng hơn nhiều so với COVID nếu xét về mặt dài hại. Chúng ta cần phải đối phó với nó theo một tác phong tương tự.” 

Linh Chi dịch

Nguồn:

Jeffrey Brainard. (2021, September 8). No revolution: COVID-19 boosted open access, but preprints are only a fraction of pandemic papers. Science